TÀI NĂNG TRẺ

Tell: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 cô Mượt

Gia sư tiểu học

Xem thêm

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Tìm gia sư dạy đàn guitar giỏi tại HCM

Mỗi loại nhạc cụ đều có lợi ích của nó. Một số người học đànguitar để gây ấn tượng với người ấy của họ. Nhưng một số lợi ích khác của đànguitar mà ít ai biết tới đó là: Không những giảm stress, học đàn guitar có thể cải thiện sức khỏe của bạn nữa đấy.

Chơi đàn guitar giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm

Không những ngăn ngừa bệnh trầm cảm, điều này còn hạn chế các bệnh liên quan tới tâm lý như: huyết áp, bệnh tim mạch. Hãy dành thời gian rảnh rỗi trong ngày để có thể “chữa trị” cho những vất vả, lo lắng mà bạn gặp trong công việc cũng như cuộc sống của mình



Nạp năng lượng cho mỗi ngày

Những áp lực cuộc sống đôi khi làm bạn mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng cuộc sống. Âm nhạc có thể giúp bạn thoát khỏi mệt mỏi trong cuộc sống. Thay vì cứ uể oải mệt mỏi, bạn hãy tập chơi đàn với các bản nhạc mà bạn yêu thích nó sẽ giúp bạn thoải mái hơn hẳn.

Giúp phát triển trí nhớ


Chơi đàn guitar giúp trí não bạn phát triển nhanh hơn và nhạy bén hơn những người không chơi đàn guitar.

Giảm stress, tránh suy nhược cơ thể

Khi bạn chơi đàn guitar nó có thể giúp bạn giảm stress. Không gì vui hơn khi được chơi một bài hát mà bạn thích nhất.

Dễ dàng tạo được mối quan hệ


Đa số những guitarist đều là những sinh viên , khi liên kết thành một cộng đồng với nhiều người chơi guitar trong nhiều trường đại học khác nhau thì đó chính là sự liên kết hài hòa và đa dạng của nhiều con người có lĩnh vực khác nhau, tạo cho nhau nhiều cơ hội về việc làm.



Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Học thuộc bài hiệu quả

Một số mẹo nhỏ để học thuộc bài hiệu quả:

Tất cả các môn học, nếu muốn học bài mau thuộc, bạn nên học ngay những bài của môn mà ngày đó đã được thầy cô giảng, dù ngày mai chưa phải là ngày trả bài.

Đó là học lần một. Còn học lần hai là ngày có môn học đó, bạn chỉ việc ôn lại. Thường đêm, trước khi lên giường ngủ (ví dụ: Bạn ngủ lúc 10 giờ đêm thì 9 giờ bạn tắt đèn lên giường đi). Trong bóng đêm - bạn lần lượt nhớ lại bài - phần nào nhớ bạn khắc ghi - phần nào quên bạn bỏ qua một bên và bạn lưu ý điểm quên đó để ngày mai xem lại.




- Buổi sáng bạn chịu khó thức dậy sớm. Sau khi làm các động tác vệ sinh và thể dục, bạn nên ngồi vào bàn học khoảng 1 tiếng, ôn lại bài trước khi ăn điểm tâm và đến lớp.

Một điều cần nhắc bạn trong phương pháp học bài là: Ngoài môn sinh ngữ ra, tất cả các môn học khác bạn nên lập dàn bài, trong dàn bài bạn ghi những phần quan trọng một cách chi tiết. Nhất là các công thức, các định lý, các định đề.

- Bạn ghi vào giấy để bỏ túi.

- Ghi lên bảng học và để dễ vào tim vào óc.

- Học thầm bằng mắt, suy nghĩ bằng óc, không nên học lớn tiếng, sẽ dễ quên. Không học vẹt, phải học hiểu, và ghi nhận phần nào ra phần đó. Nhẩm bài sẽ nhớ bài ngay cả những lúc bạn đã rời bàn học. Dù trong lúc rửa bát, hoặc làm vườn, tưới cây vv... bạn đừng để đầu óc xao nhãng, luôn suy nghĩ và ôn nhẩm lại bài. Đặc biệt phải cố nhớ ra những chỗ còn lơ mơ hoặc có quên ít nhiều.


ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)
Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Tìm gia sư cho con - Giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ


Giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ

Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.

Một cô giáo mẫu giáo về hưu thấy học sinh tiểu học Mỹ suốt ngày “chỉ biết chơi” thì không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho cậu cháu Hoa kiều ở Mỹ của mình. Bà nói với mẹ của cậu bé: Nếu là ở Trung Quốc, áp lực của học sinh chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học rất lớn, cả ngày phải cắm đầu vào làm bài tập… Nhưng cháu tôi thì sao? Mỗi ngày tan học về là đi đá bóng, chơi bóng bầu dục cùng lũ trẻ… thời gian cho việc làm bài, tập đàn ít như thế, làm mẹ thì phải chú ý!

Người mẹ nói, thành tích của cháu ở trường hầu như là điểm A, trừ đôi khi ngẫu nhiên sai sót, nhiều lần cháu đem về toàn điểm 100. Đối với học sinh tiểu học ở Mỹ thì như vậy là đủ rồi. Giáo dục tiểu học không phải là giáo dục tinh anh, cần tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng việc kết bạn, vận động và những hoạt động ngoại khóa.

Đương nhiên, người bà của cậu bé vẫn không bằng lòng, bà nói bài giảng của Mỹ quá nhẹ nhàng, bài tập quá đơn giản, thì chắc thi cử cũng rất dễ dàng. Bà nhấn mạnh, người Trung Quốc chúng tôi coi trọng các nền tảng cơ sở vững chắc. Kỳ thực, người Mỹ cũng coi trọng việc xây dựng nền tảng.


Chỉ có điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ khác nhau. Người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.  
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là có rất nhiều người Trung Quốc suy nghĩ như người bà kể trên, coi giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc. Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc. Có lần, trên một tờ báo Trung văn ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.  

Trong một cuộc họp của người Hoa, các bậc cha mẹ nhớ lại những câu chuyện thời trẻ của mình, một nữ sĩ đã thẳng thắn nói, tiêu chuẩn chọn chồng khi đó dường như đều phải là “học giỏi”, cũng có nghĩa là “thành tích tốt”, ngoại hình, tính tình, tu dưỡng đều là thứ yếu. Trong mắt của các nữ sinh chỉ có những người đứng đầu lớp mới là tốt, người đứng đầu toàn năm lại càng tốt.

Nhưng giờ đây, thế hệ sau của chúng ta thì sao? Nếu như bạn hỏi ai là bạn nam có thành tích học tập tốt nhất trong lớp thì con gái bạn ắt trở nên lúng túng, nhưng nếu hỏi, bạn nam nào giỏi thể thao nhất trường, thì con bạn sẽ rõ như lòng bàn tay vậy. Nếu bạn tâng bốc một cô gái xinh đẹp nào đó, bảo rằng cô sẽ lấy được một trạng nguyên, thì cô gái sẽ cho rằng không xứng đáng, thậm chí còn cảm thấy thua thiệt, “Cái gì, ai thèm cái đồ mọt sách đó?”.

Những người học giỏi nhất (nếu chỉ biết học tập, không có sở thích, sở trường nào khác) thường bị bạn bè cô lập. Để tránh mất đi tình bạn, để được biết đến nhiều hơn, được hoan nghênh nhiều hơn, không ít học sinh xuất sắc đã từ chối học các lớp chất lượng cao (lớp vinh dự), sợ mất đi những người bạn cũ từ lớp phổ thông, thậm chí có một số học sinh còn cố tình làm bài sai trong kỳ thi để hòa đồng với bạn bè. Trong mắt của bọn trẻ, bạn bè, tình bạn, niềm vui quan trọng hơn thành tích rất nhiều.  

Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ

Một người cha Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.

Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con. Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: Tự do”.  

Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập”. Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Hôm qua và hôm nay của Trung Quốc”, ông kinh ngạc suýt ngã, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?

Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng.

Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh… Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.

Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:

Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”

Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”

Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman1, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”

Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?”

Theo bạn, cách tốt nhất đế tránh chiến tranh ngày nay là gì?”

Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vỏn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh.

Sự khác biệt giữa công nhân và ông chủ

Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu và hình ảnh. Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận. Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn. Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.

Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm. Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.

Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình.

Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó, một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu.

Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn. Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?

Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm… Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân.


ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)

Nhận gia sư tại các quận:


Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học


Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học

Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Sau đây là bài viết của một tác giả người Trung Quốc về nền giáo dục tiểu học Mỹ cộng với các câu chuyện để bạn đọc tiện so sánh hai nền giáo dục Mỹ - Trung Quốc.

Mục tiêu giáo dục tiểu học Mỹ

Cho dù là người Hoa ở Mỹ, bạn cũng khó hiểu rõ được đâu là trình độ tri thức mà học sinh tiểu học ở Mỹ phải đạt đến, sau đây chỉ là một tiêu chuẩn sơ lược để tham khảo.

1. Tốt nghiệp mẫu giáo

Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…; nhận biết 26 chữ cái tiếng Anh, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…; học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…

2. Lớp 1

Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau; có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm.  

3. Lớp 2

Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ; đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…, biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…

4. Lớp 3

Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như: ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng tự điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.

5. Lớp 4

Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…

6. Lớp 5


Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn; học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ.  

ĐT : 090 333 1985 - 09 87 87 0217  (cô Mượt)

Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Giới thiệu

Tư vấn : 090 333 1985 - 09 87 87 0217 cô Mượt

*** Nhận gia sư tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Ưu thế của trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ:

 -   Gia sư giỏi có tác phong sư phạm chững chạc, là tấm gương sáng cho các em về nhân cách và các kỹ năng trong cuộc sống
 -   Gia sư giỏi có chuyên môn tốt, chắc chắn sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn
 -   Gia sư giỏi có kinh nghiệm dạy kèm lâu năm
 -   Gia sư giỏi là người dạy kèm tốt và mang lại hài lòng cho các em và các Quý phụ huynh

Quyền lợi của phụ huynh và học sinh:
 - Các phụ huynh sẽ nhận được sự tư vấn tốt nhất từ trung tâm gia sư
 -   Các phụ huynh sẽ được lựa chọn gia sư giỏi phù hợp với con em của mình
 -   Trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ sẽ mang lại sự an tâm đến Quý phụ huynh từ các gia sư giỏi mà trung tâm gia sư giới thiệu
- Trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều từ Quý gia đình với sự nổ lực làm việc hết mình của chúng tôi. Hãy gọi đến trung tâm gia sư chúng tôi để được tư vấn tốt nhất cho việc lựa chọn gia sư giỏi cho con em của mình.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẠI TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ PHẠM HÙNG
- Gia sư là người đóng vai trò hướng dẫn, đưa ra phương pháp học cho từng môn học, phát huy khả năng của từng học sinh, gia sư là người động viên khích lệ, khơi nguồn khả năng của học sinh.
- Gia sư khuyến khích học sinh chủ động tìm ra kiến thức, tự phân tích đánh giá vấn đề, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, nâng cao khả năng độc lập tư duy cho học sinh. Dần dần theo phản xạ không cần người kèm cặp học sinh vẫn tiếp thu bải hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó gia sư và học sinh cần có một quá trình lâu dài kiên trì đúng đắn.
- Gia sư tại trung tâm được tuyển chọn một cách gắt gao kỹ lưỡng, gia sư là giáo viên sinh viên giỏi trong toàn Tp.HCM
- Gia sư là sinh viên của trung tâm quy tụ những sinh viên sư phạm tiểu học, yêu trẻ, nhiều năm kinh nghiệm
- Gia sư Tài Năng Trẻ tự hào là một trung tâm gia sư uy tín - chất lượng nhất tại Tp.HCM.

Tags; gia sư tai nha, gia sư tại nhà, gia sư, gia su, gia su tphcm, gia sư giỏi, gia sư tài năng trẻ

. Cam Kết:
    - Học sinh được học thử 2 buổi miễn phí!
    - Được đổi giáo viên nếu không phù hợp ngay buổi đầu tiên!
    - Được học gia sư giỏi, nhiệt tình, tâm huyết, có kỹ năng sư phạm truyền đạt.
    - Hỗ trợ 24/24h tìm gia sư uy tín theo nhu cầu của học viên.
   - Đáp ứng tìm gia sư trên tất cả các quận trên toàn Tp.HCM

Đăng ký làm gia sư

TUYỂN GIA SƯ TIỂU HỌC


- Yêu cầu: Gia sư là sinh viên khoa sư phạm tiểu học hoặc giao viên tiểu học, mầm non, yêu trẻ, đam mê giảng dạy

- Gia sư môn: Gia sư rèn chữ cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, gia sư toán, tiếng việt, gia sư vẽ tay, gia sư dạy tiếng Anh phát âm chuẩn.

Quý thầy cô và các bạn sinh viên đăng ký làm gia sư liên hệ: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 cô Mượt


Gia sư rèn chữ tiểu học

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng.

Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. 

Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1.

Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc – học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”.

Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ.

Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học sinh.

Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác… Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.


Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng.
Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết).
Cụ thể:

* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.

Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? – học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0… Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng.

* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.

a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.



b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết.

Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.

. Giáo viên viết mẫu:

Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ.

Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.

. Hướng dẫn học sinh luyện tập viết:

a. Luyện viết trên không
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 – 3 lần.

b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.

Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.

Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.

c. Luyện viết bài vào vở
Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng?
Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.
Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.

. Chấm, chữa bài:
Giáo viên chấm điểm từ 5 – 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau.

Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.

Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.

Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.

. Củng cố bài
Giáo viên có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau:

Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những chữ cái đã viết trên bảng lớp.

Cho học sinh thi viết chữ cái giữa các nhóm.

Hoặc có thể dùng các nét rời rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo thành chữ cái đã học.

Phối hợp viết chữ với các môn học khác.
Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở tiểu học. Giáo viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo án… tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở.

Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.


Theo Báo Giáo Dục

GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ:

- Cam kết gia sư là Giáo viên, tốt nghiệp chuyên ngành tiểu học/mầm non
- Hiểu tâm lý trẻ con, mềm mỏng nhưng nghiêm khắc để giúp bé vào khuôn khổ
- Rèn chữ đẹp, chỉnh tư thế ngồi, tay cầm bút, khoảng cách khi đọc sách, vở
- Dạy Toán, tiếng Việt... theo đúng quy định của Bộ Giáo dục
- Bám sát chương trình trong lớp, giúp bé tiếp thu nhanh, hiệu quả
- Rèn luyện kỹ năng học tập: kỹ năng tự học, tư duy logic, phát triển ngôn ngữ...

Đặc biệt có gia sư cho trẻ tự kỷ
- Có Giáo viên chuyên ngành tâm lý,giáo dục đặc biệt cho trẻ chuyên biệt:
+ Tự kỷ
+ Tăng động, giảm chú ý

+ Rối loạn kỹ năng ngôn ngữ (chậm nói, ít nói...)

TƯ VẤN GIA SƯ TIN HỌC TẠI NHÀ LIÊN HỆ:

HOTLINE: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

EMAIL: giasutainangtre.vn@gmail.com


Web: www.giasutieuhoc.com.vn


 
GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
ĐC: Số C7b/137 Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Gần cầu Chánh Hưng Q8) ĐT: 090 333 1985- 09 87 87 0217 cô Mượt - Email: giasutainangtre.vn@gmail.com